Hiện nay trên thế giới có khoảng 7% tỉ lệ dân số thuộc nhóm tính cách ENFP. Những người này còn được biết đến dưới cái tên “Người truyền cảm hứng”. Vậy cụ thể các ENFP có tính cách ra sao? Nghề nghiệp của nhóm ENFP là những lĩnh vực nào? Mình sẽ giúp bạn giải đáp những điều trên ở bài viết dưới đây.
ENFP là gì?
Trắc nghiệm tính cách MBTI đã phân loại tính cách con người thành 16 nhóm, trong đó có nhóm tính cách ENFP. ENFP là viết tắt của 4 yếu tố đặc trưng của nhóm tính cách này gồm: Extraversion – iNtuition – Feeling – Perception. Trong đó:
Extraversion – Hướng ngoại: Các ENFP có xu hướng hướng ngoại. Họ yêu thích việc tiếp xúc và cùng trao đổi, thảo luận mọi thứ với người khác. Họ tràn đầy năng lượng và muốn lan tỏa nó cho những người xung quanh.
iNtuition – Trực giác: Những người thuộc nhóm tính cách ENFP thường sử dụng trực giác để phán đoán các vấn đề. Họ tập trung vào tổng thể và các khả năng có thể xảy ra trong tương lai chứ không quan tâm tới các chi tiết nhỏ trong thực tại.
Feeling – Cảm xúc: ENFP khá xem trọng cảm xúc. Thay vì xem xét theo logic hay các yếu tố khách quan xung quanh thì họ thích dựa vào tình cảm, tâm trạng, cái nhìn chủ quan để đưa ra quyết định hơn.
Perception – Linh hoạt: Nhóm tính cách ENFP không quyết định vấn đề dựa theo các quy định, nguyên tắc cứng nhắc. Thay vào đó họ linh hoạt đánh giá các vấn đề dựa trên hoàn cảnh cụ thể, các yếu tố tác động vào nó.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Ưu điểm của người ENFP trong cuộc sống và công việc là gì?
- Tính cách ENFP có gì đặc biệt? Vai trò của ENFP khi làm việc
- Đặc điểm của người ENFP có gì đặc biệt so với các nhóm khác
Nhìn chung, các ENFP là những người luôn tràn đầy năng lượng tích cực, thân thiện, vui vẻ và cởi mở. Họ thích tiếp xúc với người khác, quan sát và dùng trực giác để đánh giá họ. Điều này tạo nên kỹ năng giao tiếp và viết lách tuyệt vời cho những người thuộc nhóm tính cách ENFP.
Nghề nghiệp của nhóm ENFP thường có yếu tố sáng tạo và tưởng tượng mọi thứ. Với họ, mọi thứ đều có thể xảy ra, kể cả là những điều phi thực tế trong mắt người khác. Cũng vì tính cách này dẫn tới việc các ENFP không chắc chắn khi đưa ra các quyết định. Họ có thể thay đổi các lựa chọn nếu cảm thấy thích thú hoặc phù hợp với thời điểm đó.
Những người thuộc nhóm tính cách ENFP luôn hướng tới tương lai, và họ dành nhiều thời gian để suy nghĩ và nói về các mục tiêu, lý tưởng của mình. Tuy nhiên họ không lên kế hoạch hay bất cứ lịch trình nào để xây dựng các mục tiêu đó. Với ENFP, mỗi thời điểm sẽ đưa ra các quyết định khác nhau, việc đưa ra lựa chọn ở thời điểm hiện tại là không thích hợp.
Nghề nghiệp của nhóm ENFP là những lĩnh vực nào?
Từ những phân tích trên, có thể thấy đặt ENFP vào môi trường tiếp xúc với nhiều người sẽ giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình. Với tính cách thân thiện, năng động sáng tạo, họ thích môi trường được tự do sáng tạo hơn là ở một văn phòng nghiêm túc.
Các ENFP rất tài năng, rất sáng tạo. Tuy nhiên cần cho họ đủ sự tự do để phát huy hết những năng lực tiềm ẩn ấy. Những nghề nghiệp của nhóm ENFP sẽ phải là công việc thay đổi từng ngày, từng giờ với những cơ hội và thách thức mới mẻ. Điều này giúp họ luôn cảm thấy kích thích và sáng tạo không ngừng nghỉ.
Ngược lại nếu đặt người thuộc nhóm tính cách này vào những công việc lặp đi lặp lại hằng ngày, không có tính khiêu chiến thì họ sẽ rất chán nản. ENFP không phải là kiểu người phục tùng, mong muốn sự an toàn trong cuộc sống. Họ muốn được thể hiện bản thân theo con đường của riêng mình.
Có thể bạn quan tâm:
- Phong cách Dolce là gì? Tìm hiểu về sức hút đặc biệt của nó
- Bohemian – Phong cách đặc trưng của người Bohemia xưa
Cụ thể những nghề nghiệp thích hợp với nhóm tính cách ENFP là:
Nghệ thuật, giải trí (Ca sĩ, Nhạc sĩ, Họa sĩ, Nhà văn, Diễn viên, Nhiếp ảnh gia,…);
Thiết kế (Kiến trúc sư, Designer, Thiết kế đồ họa,..
Kinh doanh (Marketing, Doanh nhân, Quản lý bán hàng, Sale Admin… );
Dịch vụ chăm sóc cá nhân (Bảo mẫu, PT thể hình,.. );
Phương tiện – truyền thông (Đại diện thương hiệu, Chuyên viên PR, Biên tập viên, Người sáng tạo nội dung, Nhà báo..);
Khoa học (Chuyên gia tâm lý học, Chuyên gia xã hội học,..);
Giáo dục (Giảng viên, giáo viên, Tư vấn học đường…);
Nhân sự, hành chính
Dịch vụ cộng đồng (Tư vấn sức khỏe, Tư vấn tâm lý trẻ nhỏ, Tư vấn hôn nhân gia đình,..)
Công nghệ thông tin (Lập trình viên, Chuyên gia phát triển phần mềm,..)
Đây chỉ là những lĩnh vực giúp nhóm tính cách ENFP có thể phát huy hết tiềm năng của mình. Tuy nhiên không nhất thiết các ENFP phải tìm kiếm cơ hội việc làm ở những ngành này. Nếu cảm thấy hứng thú và yêu thích một công việc gì, đừng ngần ngại thử nó. Chỉ cần phát huy tốt những ưu điểm và nhược điểm của bản thân, chắc chắn bạn sẽ tiến xa trong công việc.
Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về nhóm tính cách ENFP cũng như nghề nghiệp của nhóm ENFP phù hợp với nhóm tính cách này. Việc hiểu rõ hơn về tính cách sẽ giúp bạn có những lựa chọn nghề nghiệp và hướng phát triển đúng đắn trong tương lai.
Tổng hợp: stylecachsong.net