Hướng ngoại là kiểu người được gặp rất nhiều trong cuộc sống hiện nay, họ tự tin, năng động, biết làm chủ cuộc chơi của mình và rất thích giao tiếp với mọi người xung quanh. Người hướng ngoại thích nhận được sự chú ý của mọi người và luôn mang nhiều năng lượng tích cực.
Hướng ngoại là gì? Hướng ngoại có lợi, có hại như thế nào?
Hướng ngoại là một thuật ngữ trong tâm lý học dùng để phân biệt với tích cách của những người hướng nội. Người hướng ngoại sẽ thích tham gia các hoạt động xã hội, họ thích giao tiếp, hoạt bát, năng động, hòa đồng và có nhiều năng lượng. Họ thích kết bạn mới và có rất nhiều bạn bè.
Người có tính cách này thường nổi bật trong nhóm và có được sự chú ý của đám đông, không như người hướng nội, họ không thể ở một mình quá lâu và sẽ cảm thấy buồn chán nếu quá lâu không có người nói chuyện cùng. Không có gì có thể ngăn họ nói chuyện với mọi người, họ có thể nói chuyện với mọi đối tượng khác nhau với những nội dung chuyện trò được sử dụng linh hoạt.
Người hướng ngoại sẽ dễ dàng kết nối, dễ dàng phát triển bản thân và có thêm nhiều mối quan hệ giúp họ phát triển trong sự nghiệp. Tuy nhiên có một số mặt bất lợi đó là: họ khó xây dựng được các mối quan hệ thân thiết, đa phần bạn bè của họ là xã giao, ít được tin cậy hơn và dễ bị chi phối cảm xúc khi tiếp xúc với người khác.
Hướng ngoại là gì – Định nghĩa chi tiết
Theo nhà tâm lý học Carl Jung, tính cách của mỗi người sẽ bao gồm cả hướng nội và hướng ngoại, không ai chỉ có một loại tính cách cả, chỉ là trong họ có mảng tích cách nào thiên về nhiều hơn thôi. Theo ông, quan niệm hướng ngoại chỉ những người tràn đầy năng lượng, tự tin, năng động, thích giao tiếp, tương tác với mọi người và xã hội một cách dễ dàng.
Sẽ dễ dàng nhìn thấy người hướng ngoại trong đám đông vì họ là người nổi bật và gây chú ý nhất, tiếp xúc với mọi người sẽ giúp họ có thêm năng lượng. Người có tính cách này có khả năng liên kết tất cả mọi người lại với nhau theo những cách riêng của họ, họ dễ dàng cởi mở và chia sẻ suy nghĩ với mọi người.
Vì vậy, nếu gặp một người thích các hoạt động, là tâm điểm của sự chú ý và không ngần ngại nói chuyện với những người lạ, có thể đó là người hướng ngoại. Còn nếu ngược lại thì đó là người hướng nội. Người hướng nội thích ở một mình, nhút nhát và thường im lặng trước cuộc nói chuyện của mọi người, trái ngược hoàn toàn với tính cách của người hướng ngoại.
Đặc điểm nổi bật nhất của người hướng ngoại
Có thể thấy người hướng ngoại luôn gây được ấn tượng tốt trong lòng mọi người, vậy họ có những đặc điểm gì nổi bật thì mời bạn đọc cùng khám phá.
Một số nét tính cách đặc trưng của người hướng ngoại
- Hòa đồng: Là những người có rất nhiều bạn, có thể kết bạn chỉ sau vài phút nói chuyện.
- Tự tin: Người hướng ngoại luôn toát lên một phong thái rất tự tin.
- Nhiều năng lượng: Họ sử dụng việc nói chuyện với mọi người để lấy thêm năng lượng cho mình. Họ luôn trong trạng thái vui vẻ, hào hứng, nhiều năng lượng.
- Cởi mở: Là người không rụt rè, nhút nhát, họ luôn tỏ ra mạnh dạn trong việc chia sẻ những suy nghĩ cá nhân của mình.
Điểm nổi bật là người hướng ngoại rất thích giao tiếp
Được giao tiếp với mọi người như một niềm vui, niềm hạnh phúc của người hướng ngoại, họ không chỉ dừng lại ở việc nói chuyện với những người thân quen xung quanh mình mà còn nói chuyện với cả những người hoàn toàn xa lạ mà họ gặp trong cuộc sống. Đối với họ, việc được nói chuyện với những người mới giống như được đọc những cuốn sách mới vậy, thật thú vị.
Khác với người hướng nội có xu hướng suy nghĩ trước khi nói, uốn lưỡi 7 lần trước khi nói ra một câu, người hướng ngoại có xu hướng nói liên tục, nói không dừng để tìm hiểu được đối phương. Chính vì vậy họ có mối quan hệ rất rộng, tuy nhiên các mối quan hệ này chỉ nằm ở mức xã giao vì bạn đâu thể dành nhiều thời gian cho từng ấy người được phải không nào.
Giải quyết vấn đề thông minh qua thảo luận
Khi gặp vấn đề trong công việc, người hướng ngoại thích được trao đổi với mọi người để tìm ra cách giải quyết hơn là phải giải quyết việc đó một mình. Ví dụ như khi đi làm, sếp giao cho một việc khó, họ sẽ đi trao đổi với sếp hoặc đồng nghiệp để tìm ra cách giải quyết, trong khi người hướng nội sẽ tự tìm tòi và nghiên cứu một mình.
Trong cuộc sống cũng vậy, khi gặp vấn đề về yêu đương hay công việc, họ sẽ luôn mang vấn đề đó ra để thảo luận với những người bạn của mình để tìm ra những giải pháp khác nhau, có thể không tìm ra giải pháp nhưng họ vẫn rất vui vì đã được nói chuyện với những người khác.
Linh hoạt vượt trội trong nhiều tình huống
Người hướng ngoại dễ thích nghi với nhiều môi trường và tình huống. Vì năng lượng nhiều nên họ không bị chững lại khi gặp một tình huống mới. Họ sẽ cố gắng hết sức, vận dụng mọi khả năng để giải quyết việc đó một cách nhanh nhất.
Bản thân luôn có những suy nghĩ cởi mở
Người sở hữu tính cách này luôn bày tỏ suy nghĩ của mình, họ thể hiện sự thoải mái và thân thiện với tất cả mọi người. Họ không ngại khi phải chia sẻ quan điểm và suy nghĩ của mình với cả những người lạ nên họ được mọi người rất yêu quý.
Luôn thể hiện sự năng động
Người hướng ngoại cảm thấy thoải mái trong môi trường tập thể đông đúc và nhiều người. Họ là người dẫn dắt mọi người trong các hoạt động vui chơi tập thể. Họ thường không từ chối các lời mời dự tiệc hay bất kỳ một hoạt động nào, vì họ là người có rất nhiều năng lượng.
Dễ dàng khi kết bạn hoặc thay đổi môi trường sống
Là người dễ dàng kết bạn nhờ khả năng giao tiếp khéo léo và sự thân thiện của mình, người hướng ngoại luôn có được những người bạn mới rất nhanh ở mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy, họ không quá đau buồn khi chuyển công việc hay chuyển nơi sinh sống. Nhờ những kỹ năng của mình, họ dễ dàng nhận được sự giúp đỡ từ người khác.
Ưu điểm và nhược điểm của hướng ngoại
Tuy có rất nhiều kỹ năng cần thiết nhưng bên cạnh đó người có tình cách này cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng, cụ thể là:
Ưu điểm của người hướng ngoại
Những người này bản thân có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Dễ dàng kết bạn, luôn mang lại năng lượng tích cực, lạc quan, sự năng động cho mọi người nên người hướng ngoại luôn được mọi người yêu quý.
- Dễ dàng tìm được cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi khả năng giao tiếp và sự năng động như MC, giáo viên, các công việc liên quan đến truyền thông…
- Dễ dàng phát triển và có được nhiều lợi ích từ xã hội, bởi họ thường xuyên tiếp xúc với nhiều người nên khả năng đón nhận những cơ hội từ những người đó, từ xã hội cũng cao hơn.
- Có nhiều mối quan hệ giúp họ phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp: nhờ khả năng giao tiếp khéo léo, họ dễ dàng tạo dựng nhiều mối quan hệ, giúp họ học hỏi được nhiều kiến thức mới và dễ dàng được giúp đỡ khi gặp khó khăn.
- Có khả năng truyền đạt tốt: Họ không cảm thấy tự ti hay rụt rè, vì vậy họ có thể truyền đạt được mọi ý tưởng của mình mà không bị căng thẳng và không cần chuẩn bị trước. Nhờ giỏi ăn nói mà họ tạo ra được không khí gần gũi và tạo thiện cảm với mọi người.
Nhược điểm mà người hướng ngoại sở hữu
Bên cạnh đó lợi thế thì cũng có một số hạn chế đáng lo ngại là:
- Vì tự tin, năng động và thích được chú ý nên họ rất coi trọng hình thức bên ngoài, họ sẽ tỏ ra kiêu căng và tỏ thái độ với người mà mình không thích một cách rõ ràng.
- Khó xây dựng mối quan hệ thân thiết: Người hướng ngoại có nhiều bạn nhưng hầu hết đều là xã giao. Họ kết bạn mới không ngừng vì vậy không thể dành thời gian cho những người bạn mình đã quen biết, dẫn đến việc khó tạo dựng được những mối quan hệ có ý nghĩa.
- Ít được tin cậy: Họ không được tin cậy hơn người hướng nội, vì người hướng nội ít giao tiếp, những thông tin được chia sẻ với họ sẽ được “bảo vệ” một cách an toàn.
- Dễ mắc sai lầm: Họ thường nói khi chưa suy nghĩ nhiều, họ nghĩ gì nói đó nên đôi khi mắc những sai lầm trong câu nói.
- Họ lấy năng lượng từ đám đông, nên khi có người có chuyện buồn hay không vui, họ sẽ bị chi phối cảm xúc theo, khó tập trung vào bản thân. Đôi khi họ cũng không biết được mình thật sự muốn gì khi cứ chạy theo cảm xúc của đám đông.
Hướng ngoại và hướng nội khác nhau như nào?
Có thể nhìn thấy điểm khác nhau của hướng nội và hướng ngoại thông qua bảng sau:
Đặc điểm | Hướng nội | Hướng ngoại |
Bổ sung năng lượng | Bằng việc dành nhiều thời gian riêng tư hơn cho bản thân | Bằng việc giao
tiếp với người khác |
Giao tiếp | Ngại giao tiếp, chỉ giao tiếp với những người thân thiết, thích ở một mình
|
Thích được giao tiếp, được kết thêm nhiều bạn mới |
Suy nghĩ | Luôn tự biết suy nghĩ thật kỹ trước khi nói | Nói mà không cần suy nghĩ kỹ |
Lối sống | Khép kín, dè dặt | Năng động, thích làm tâm điểm của sự chú ý |
Thay đổi | Khó thích nghi với sự thay đổi | Dễ dàng thích nghi |
Bạn bè | Ít nhưng đa số thân thiết | Nhiều nhưng hầu như là xã giao |
Sự tập trung | Khả năng tập trung cao nên giải quyết vấn đề nhanh | Khó tập trung, dễ bị phân tâm |
Thời gian | Dành toàn bộ thời gian cho riêng bản thân | Dành nhiều thời gian cho cộng đồng và xã hội |
Lời kết
Thực tế không có ai là hướng ngoại hay hướng nội hoàn toàn cả, nó chỉ đơn giản là một dạng tính cách của mọi người thôi. Thông qua môi trường con người có thể thay đổi tính cách bất cứ lúc nào. Vì vậy hãy thể hiện sự hướng ngoại và hướng nội của mình đúng nơi, đúng chỗ để bản thân cảm thấy thoải mái nhất nhé.