Chemistry có lẽ là cụm từ được nhiều bạn trẻ tìm kiếm khi mới bước vào tình yêu. Chemistry chỉ là một thuật ngữ tiếng Anh có nghĩa là hoá học nhưng nó lại có ý nghĩa đặc biệt trong các mối quan hệ. Vậy thuật ngữ chemistry này có nghĩa là gì, bắt nguồn từ đâu, tại sao được sử dụng ngày càng phổ biến,… Chúng ta hãy cùng trả lời những câu hỏi trên qua bài viết sau đây.
Chemistry là gì?
Trong thời đại ngày nay, giới trẻ thường hay sử dụng nhiều thuật ngữ tiếng Anh trong giao tiếp để bày tỏ những quan điểm, tình cảm của mình,… Và chemistry cũng là một cụm từ được sử dụng khá phổ biến.
Chemistry là một thuật ngữ trong tiếng Anh có nghĩa là hoá học mà trong đó có sự xuất hiện nhiều phản ứng hoá học khác nhau. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay, thuật ngữ chemistry được dùng như một phép ẩn dụ để diễn tả, ám chỉ một kết nối vô hình trong mối quan hệ tình cảm giữa người với người về mặt cảm xúc.
Đặc biệt là trong các mối quan hệ tình yêu đôi lứa lãng mạn, chemistry được sử dụng khá nhiều. Chemistry như là một mảnh ghép không thể thiếu trong một mối quan hệ và rất khó để có thể định hình theo thước đo cảm xúc được.
Chemistry bắt nguồn từ đâu?
Nguồn gốc của chemistry bắt nguồn từ đâu? Thuật ngữ này bắt nguồn từ nước Hy Lạp, có chữ “χημεία” được phiên âm là “chemeia”. Thuật ngữ này sử dụng để mô tả các quá trình phản ứng dẫn đến sự thay đổi, biến đổi hoá học giữa các chất, hợp chất khi tác dụng với nhau.
Còn trong tình yêu, chemistry thường được sử dụng nhiều bởi có sự liên kết giữa nhiều chất hoá học trong não và cơ thể bạn khi bạn đang yêu. Hoá chất đó có tên là Oxytocin, hay còn được gọi với một tên khác đó là hormone tình yêu. Khi bạn trong trong mối quan hệ yêu nhau, loại hormone này được sản xuất nhiều hơn trong cơ thể.
Và theo nhiều nghiên cứu, các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng lượng oxytocin trong cơ thể và chemistry của những người đang yêu cao hơn nhiều so với những người đang trong tình trạng độc thân.
Ngoài chất hoá học oxytocin, cơ thể bạn cũng tiết ra một số hormone dopamine, phenylethylamine giúp tạo cảm giác thích thú với một người khác. Một số đặc điểm cơ bản của chemistry như là cảm giác trái tim loạn nhịp, đập nhanh, làn da đỏ bừng và bàn tay ướt đẫm mồ hôi.
Những lý do khiến Chemistry ngày càng phổ biến
Chemistry là một thuật ngữ diễn tả sự kết nối về mặt tình cảm của các cặp đôi đang trong mối quan hệ yêu đương. Và cụm từ này được sử dụng ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay. Vậy những lí do nào mà khiến chemistry ngày càng trở nên phổ biến như vậy? Cùng mình giải đáp sau đây.
Tác động từ phim ảnh
Trong nhiều bộ phim, đặc biệt là phim Hàn Quốc lãng mạn, thuật ngữ chemistry được sử dụng khá nhiều, để ám chỉ tình yêu nồng nhiệt của các cặp đôi đang yêu nhau. Chính vì mức độ nổi tiếng của những bộ phim đó mà thuật ngữ chemistry càng trở nên quen thuộc và không xa lạ gì đối với giới trẻ hiện nay.
Hơn thế nữa, nếu bạn có tham gia trong nhiều fanclub, fandom của các bộ phim, tần suất bạn nhìn thấy từ chemistry có thể là rất thường xuyên. Hoặc là trong nhiều bài báo, các phương tiện truyền thông cũng hay sử dụng các tiêu đề với chemistry để thu hút bạn đọc.
Chemistry được hiểu theo nhiều hướng khác nhau
Mỗi cá nhân, mỗi một người đều có những quan điểm khác nhau và do đó, họ cảm nhận chemistry theo nhiều chiều hướng khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số dấu hiệu cho thấy bạn “có chemistry” với một ai đó dưới đây.
Bạn cảm thấy thoải mái khi ở bên họ
Khi bạn gặp người đó, cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, cảm giác như trút được mọi buồn phiền trong người, không còn mệt mỏi. Đặc biệt bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu và tự nhiên khi bên cạnh người ấy.
Khi bên người ấy, bạn trở nên đắm chìm trong cuộc trò chuyện: Những người yêu nhau là những người có sự đồng điệu về tính cách, quan điểm, thậm chí là về mặt học vấn. Do vậy khi ở bên nhau, họ có rất nhiều chủ đề để trò chuyện với nhau, thậm chí là ngồi hàng giờ đồng hồ để nói chuyện mà không biết thời gian đang trôi qua rất nhanh.
Bạn cố gắng trở nên hoàn hảo nhất
Bạn luôn cố gắng để trở nên hoàn mỹ nhất khi ở bên người đó: Khi đi chơi cùng với người bạn thích, bạn luôn có sự chuẩn bị hoàn hảo nhất để có thể trở nên xinh đẹp trong mắt người ấy. Điều này không chỉ giúp cho bạn đẹp hơn trong mắt của người ấy mà khiến cho tình cảm của hai bạn ngày một tiến triển tốt hơn.
Bạn muốn làm gì cũng có người ấy bên cạnh: những cặp đôi khi yêu nhau thường hay ở bên nhau thường xuyên, luôn muốn gặp đối phương bất cứ khi nào. Kể cả khi đang làm việc hoặc tham gia một sự kiện nào đó, bạn luôn muốn có người ấy bên cạnh bạn.
Cách dùng Chemistry trong từng mối quan hệ
Chemistry được dùng khá phổ biến, đặc biệt nhất là trong các mối quan hệ yêu đương. Tuy nhiên, thuật ngữ chemistry cũng được sử dụng cho nhiều mối quan hệ khác nhau với các cách hiểu khác nhau. Do vậy bạn nên lưu ý khi sử dụng thuật ngữ này trong cuộc sống. Vậy chemistry được dùng như thế nào trong các mối quan hệ đó, cùng mình tìm hiểu nào.
Trong mối quan hệ tình bạn
Chemistry trong trường hợp này có thể hiểu là hợp nhau hoặc ngưỡng mộ lẫn nhau. Có thể chemistry này là hợp về tính cách, sở thích hoặc một số tiêu chí khác. Những bạn hợp nhau thường hay chơi thân với nhau, đi đâu cũng có nhau, có thể là cùng nhau học tập giúp nhau tiến bộ hoặc là hay nói chuyện phiếm với nhau trong lớp.
Khi tìm cho mình được một người bạn tốt, tình bạn ấy sẽ giúp cho bạn học được nhiều điều tiến bộ hơn, mọi niềm đau dường như được nhẹ nhàng hơn, những suy nghĩ cảm xúc dễ dàng được bày tỏ, những ước mơ được sẻ chia và những hy vọng, ước mơ đó sẽ tìm thấy được sự cổ vũ mạnh mẽ. Có như thế thì chemistry trong tình bạn mới trở nên thắm thiết, bền vững được.
Nhưng để duy trì chemistry trong mối quan hệ tình bạn này, chúng ta không chỉ học hỏi những phẩm chất tốt đẹp từ bạn mình mà đồng thời chính bản thân chúng ta cũng phải luôn cố gắng tu sửa, trau dồi phẩm hạnh, đạo đức để trở thành một người bạn tốt. Sẽ không có một tình bạn dài lâu nếu chúng ta không thể tha thứ, thông cảm cho nhau những lỗi lầm không quá lớn.
Trong tình cảm thầy cô với học trò
Thầy cô giáo như người cha, người mẹ thứ hai của học sinh vậy. Họ luôn ân cần, nhẹ nhàng với học sinh của mình. Chemistry trong tình cảm thầy cô với các học trò chỉ đơn thuần xuất phát từ trách nhiệm mà mỗi bậc làm thầy, làm cô nên có. Đó là sự ân cần, yêu thương, gắn bó với các học sinh của mình.
Chính tình yêu thương đó đã giúp tăng thêm sự gắn bó giữa thầy và trò. Giúp tạo được nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy, truyền đạt tri thức, giúp học sinh có thêm niềm yêu thích đối với môn học hơn, nâng cao được chất lượng giáo dục ở trường học.
Trong tình đồng nghiệp
Trong các mối quan hệ đồng nghiệp, chemistry có thể được hiểu là sự kết nối giữa mọi người với nhau và truyền cho nhau những động lực, cảm hứng để có thể làm việc một cách hiệu quả hơn. Hoặc cũng có thể hiểu đó là sự giúp đỡ lẫn nhau, giúp cho nhau vượt qua các khó khăn trong công việc.
Chemistry trong một mối quan hệ đồng nghiệp tốt đẹp cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái và hài lòng hơn khi làm việc chung với họ. Có thể dễ dàng chia sẻ những quan điểm của mình, cùng nhau bàn luận về công việc mà không có bất kỳ khó khăn hay cản trở nào.
Khi bạn đã đủ hiểu và thân với họ, hai bạn sẽ dễ dàng hơn trong quá trình làm việc, đặc biệt là có thể hoàn thành sớm các công việc được giao trước thời hạn. Cụm từ “good chemistry” được dùng để chỉ sự tương tác tốt giữa những đồng nghiệp với nhau và hoàn thành những công việc một cách xuất sắc.
Trong mối quan hệ yêu đương
Trong các mối quan hệ yêu đương cuồng nhiệt, chemistry như một chất xúc tác thúc đẩy hai người đến gần hơn với nhau. Nó hướng đến những điều chúng ta nghĩ về lãng mạn như: tặng hoa, nấu ăn cho nhau, hay cùng nhau đi dạo phố hoặc là cùng nhau tâm sự về những hy vọng và ước mơ cho nhau nghe.
Ở mỗi giai đoạn tình yêu, chemistry có những biểu hiện cảm xúc khác nhau. Trong tình yêu cũng giống như trong cuộc sống hằng ngày, cũng có vui buồn giận hờn. Do đó, ở mỗi giai đoạn khác nhau của mối quan hệ yêu đương, biểu hiện cảm xúc cũng khác nhau.
- Ở giai đoạn đầu, hay còn gọi là giai đoạn “say nắng”, lượng hormone tình yêu trong cơ thể bắt đầu được sản xuất nhiều hơn, chemistry ở giai đoạn này cũng không quá mặn nồng. Thời gian này là lúc cả hai bạn đang vô tư nhất và con tim cũng đang bắt đầu loạn nhịp vì người ấy.
- Giai đoạn yêu đương nồng nhiệt: khi hai bạn đã đủ hiểu nhau thì đây chính là giai đoạn để hai bạn có thể tiến đến quá trình yêu đương nồng nhiệt hơn. Lượng oxytocin trong cơ thể được tiết ra nhiều nhất là vào giai đoạn này, giúp cho tình cảm được mặn nồng hơn, lượng chemistry tăng lên.
- Giai đoạn chán, hết yêu: nhiều cặp đôi đến với nhau cũng chỉ là sự say nắng nhất thời, do vậy họ rất dễ rơi vào trường hợp chán hoặc hết yêu. Lúc này, giữa hai người dần không còn tình cảm, chemistry cũng dần giảm đi và hai bạn sẽ không muốn ở bên nhau nữa.
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đã lý giải cho câu hỏi “Chemistry là gì?” và những khía cạnh khác liên quan đến chemistry. Thuật ngữ chemistry cũng không còn quá mới mẻ hay xa lạ gì với giới trẻ ngày nay cả, thậm chí còn được dùng thường xuyên trong các cuộc nói chuyện hàng ngày. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi tổng hợp trên có thể giúp ích được cho bạn!