Những bộ sưu tập thời trang mà chúng ta thường thấy trên các sàn diễn lớn của các thương hiệu nổi tiếng như: Chanel, Dior, Franck,… Và được trình làng vào hai mùa trong năm với những món đồ thời trang cao cấp. Những bộ sưu tập này đều được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn may mặc Haute Couture.
Giới thiệu khái quát về Haute Couture
Haute Couture (thời trang cao cấp) được ví như một “giấc mộng vĩnh hằng” dành cho phái đẹp. Nó là sự đại diện cho những gì cao sang, phú quý, xa hoa, hào nhoáng nhất trong thế giới thời trang.
Khái niệm Haute Couture
May đo cao cấp hay còn gọi là Haute Couture (tiếng Pháp), là việc thực hiện những trang phục thời trang được đặt may riêng bởi những nhà thiết kế và các hãng nổi tiếng. Đây được xem là thứ hàng xa xỉ bậc nhất và dành cho đối tượng khách hàng thượng lưu.
Không chỉ là thước đo kỹ nghệ, tài năng, sáng tạo của các nghệ nhân thiết kế mà Haute Couture còn được coi là một di sản văn hóa, tạo sự tôn vinh vĩnh hằng cho các đời thế hệ lịch sử trong ngành nghề thời trang.
Haute Couture được sử dụng một cách lỏng lẻo để mô tả tất cả các mẫu quần áo thời trang cao cấp, được thiết kế theo yêu cầu cho dù nó được sản xuất ở đâu. Thuật ngữ thời trang cao cấp cũng mang nhiều ý nghĩa phổ biến, đề cập đến các hoạt động khác như: mỹ thuật và âm nhạc.
Nguồn gốc của Haute Couture
Charles Frederick Worth được biết đến là “cha đẻ của ngành hàng thời trang cao cấp”. Mặc dù được sinh ra và lớn lên ở Anh, nhưng ông lại trở thành một thợ may có tiếng tăm tại Pháp. Sự nổi tiếng của ông ngày càng tăng bởi những thiết kế ông tạo ra có một không hai trên thị trường, và hoàn toàn dựa trên các yêu cầu từ khách hàng cung cấp.
Thuật ngữ “Haute Couture” được xuất hiện vào những năm đầu thập niên 90 để diễn đạt sự sang trọng, tinh tế, tách biệt và thời thượng bậc nhất thông qua các tác phẩm thời trang. Các nghệ nhân sẽ may đo và thiết kế riêng cho tầng lớp thượng lưu, các ngôi sao hay những thành viên hoàng tộc.
Haute Couture đã tồn tại và phát triển cho đến tận nay, và có lẽ cho đến tương lai về sau, Couture vẫn hoàn toàn tiến xa với quy mô toàn cầu. Bất chấp các khủng hoảng về kinh tế, nhiều hãng thời trang vẫn cố gắng bám trụ để tồn tại trong giới thời trang cao cấp.
Đặc điểm của trang phục Haute Couture
Để có thể trở thành một sản phẩm Couture, nhiều hãng thời trang bắt đầu tạo nên những tiêu chuẩn khắt khe hơn bắt đầu từ năm 1970. Nhờ đó, số lượng công ty thời trang ngày càng tăng mạnh và sau một thời gian, cũng đã giảm mạnh.
Có lẽ, sự tồn tại và phát triển cho Couture là do nhu cầu may mặc không ngừng tăng lên và xu hướng thời trang ngày càng đa dạng.
Haute Couture – thiết kế thủ công bằng tay
Mặt hàng thời trang cao cấp nào cũng đều được làm thủ công. Vì vậy, để có thể tạo ra một “tác phẩm” sang trọng này, thì đòi hỏi ở người làm trang phục rất cao, họ cần có kinh nghiệm và tài năng phát triển. Bởi, nếu như một trang phục được trang trí bằng những hoa văn và kết cườm lộng lẫy, thì bạn cần phải tỉ mỉ, chăm chút từng chi tiết.
Để làm nên được một tác phẩm thời trang, đòi hỏi người nghệ nhân cần có những kinh nghiệm, sự khéo tay và tính cách tỉ mỉ, thận trọng. Do đó, những bộ thiết kế này thường có giá thành đắt đỏ.
Haute Couture – đối tượng khách hàng thượng lưu
Haute được thiết kế để đáp ứng nhu cầu và mong muốn dành cho giới thượng lưu. Giá của sản phẩm khi được hoàn thiện và phương thức giao hàng cho chủ nhân là một minh chứng để khẳng định rằng: đây hoàn toàn là một trang phục dành cho giới thượng lưu, thể hiện sự đẳng cấp, tinh tế, khí chất từ người mặc.
Kỹ thuật may Haute Couture
Tất cả các chi tiết trên trang phục đều được làm thủ công bằng tay, hoàn toàn không sử dụng máy móc. Do đó, từng bộ trang phục đều có chất lượng cao cấp và quý hiếm. Nhân công là những người có tay nghề cao và nhà xưởng phải có chất lượng đạt chuẩn.
Đây là mặt hàng thiết kế riêng chứ không phải hàng may đo, bán sẵn. Và mỗi mẫu sẽ không trùng với bất kỳ một mặt hàng nào khác.
Haute là một thử thách lớn đối với cuộc khảo sát, thử thách tay nghề, kỹ thuật của nhân công, nghệ nhân. Không chỉ là một di sản văn hóa, Haute còn là sự tôn vinh vĩnh hằng cho bao thế hệ trong lịch sử thời trang từ xưa đến nay.
Một số quy chuẩn đặc biệt
Không phải bất cứ trang phục tự may đo, tự thiết kế, tự làm thủ công bằng tay nào cũng đều trở thành Haute Couture. Mà Haute Couture còn có một thước đo cụ thể dành cho thế giới thời trang sang trọng, xa hoa bậc nhất. Để được công nhận là Haute Couture, các nhà may mặc phải đáp ứng được 3 yêu cầu dưới đây:
- Thiết kế đáp ứng theo nhu cầu của khách hàng và từng đơn đặt hàng chuyên biệt.
- Nhà mốt phải có một xưởng may tại Paris và có ít nhất 20 nghệ nhân đã lành nghề.
- Vào các mùa mốt (mùa trình diễn thời trang), nhà mốt phải tình diễn một bộ sưu tập có ít nhất 35 mẫu thiết kế dành cho cả ngày lẫn đêm.
Cách nhận biết sản phẩm Haute Couture
Một thế giới sang trọng bậc nhất thì không có nghĩa lý gì mà không có những thước đo chuẩn mực cụ thể. Thiết kế Haute Couture làm nên bởi những chất liệu chuyên biệt bậc nhất từ các chi tiết nhỏ: lựa chọn vải lụa thượng hạng, vải cashmere hiếm có, chất liệu da tốt…và đến những cả hạt đính kèm cũng phải được nhập khẩu tại các nhà sản xuất top đầu.
Do đó, hầu hết các nhà mốt trước khi cho ra đời một bộ váy Haute Couture thì đều phải “bắt mặt gửi vàng” người mẫu trình diễn có khả năng làm nổi bật thiết kế của họ.
Vậy tiêu chuẩn để được công nhận là Haute Couture gì? Để có thể trở thành thương hiệu thời trang chính thức của Haute Couture, các thành viên phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản. Nếu không đáp ứng được những điều kiện trên, thương hiệu thời trang sẽ bị loại bỏ khỏi danh sách thời trang.
Haute Couture phổ biến với sản phẩm gì?
Thời trang Haute Couture là một khái niệm tương đối dành cho tất cả mọi người và nếu bạn là một người làm trong lĩnh vực thời trang, có lẽ bạn đã nghe qua khái niệm này.
Chanel
Các nhà thiết kế và thợ may hàng đầu của Chanel có những kỹ nghệ tinh hoa và nhanh chóng trở thành bậc thầy qua nhiều thế kỷ, cùng nhau dệt lên những sợi vải lừng danh và các nếp gấp hoàn hảo, chuyển động vô cùng đẹp mắt. Mọi thiết kế từ thương hiệu Chanel đều có bảng màu sắc sống động, từ những gam màu tối cho tới gam màu sáng, toát ra sự thanh lịch lấp lánh.
Đặc biệt, trong bộ sưu tập mới có những bộ vest, những chiếc váy dài xuất hiện lần lượt từ những năm 1930 với kích thước vừa vặn với cơ thể. Channel là một hãng thời trang cao cấp của Pháp và được thành lập năm 1910 tại Paris chuyên về đồ may sẵn, hàng xa xỉ và phụ kiện dành cho phụ nữ.
Không những vậy, còn nổi tiếng với các loại nước hoa và được ghi nhận là thương hiệu có những loại quần áo tiện dụng nhưng vô cùng sang trọng.
Valentino ấn tượng
Pierpaolo Piccioli đã gây ấn tượng mạnh với công chúng khi sử dụng hơn 40 người mẫu da đen và các siêu mẫu trở lại sau nhiều năm vắng bóng trên sàn diễn. Có lẽ, cái nhìn sáng tạo cùng màu sắc phong phú mà Valentino đem lại đã chứng minh và khẳng định vị thế của mình trên thảm đỏ.
Thương hiệu Givenchy
Nhà thiết kế người Anh đứng sau bộ váy cưới đã cho thấy một ví dụ hoàn hảo về sự tinh tế trong từng họa tiết, đường nét hoa văn trên bộ trang phục. Cùng với sự kết hợp hoàn hảo giữa kỹ năng tuyệt đỉnh của các nhà may và nghệ nhân trong các nhà máy sản xuất thời trang hàng đầu, cô khiến khán giả không ngừng trầm trồ trước sự hòa quyện giữa mủ cao su (1 chất liệu rất hiếm gặp tại couture) và ren sơn mài.
Ít nhà thiết kế nào có thể cho ra mắt được những trang phục độc lạ nhưng vẫn không kém phần sang trọng đến vậy.
Dior nổi bật
Là công ty hàng hóa xa xỉ nổi tiếng ở Pháp thuộc quyền kiểm soát của tỷ phú Arnault, Dior nhanh chóng nắm giữ được vị trí quan trọng và to lớn trong các thiết kế và chuỗi bán lẻ trang phục sáng tạo.
Dior xây dựng một chiếc lều kiểu xiếc trong khu vườn với một nhóm nữ nghệ sĩ nhào lộn trong suốt quá trình buổi catwalk diễn ra. Điều đó càng chứng minh được đằng sau những bộ trang phục là một người sáng tạo và quản lý khéo léo.
Giá cả và thời gian hoàn thành Haute Couture
Tất cả chúng ta đều nhận thức được rằng, Haute Couture là một hình ảnh thu nhỏ của sự sang trọng, tinh tế và khí chất. Giá cho một bộ trang phục cao cấp hằng ngày sẽ rơi vào khoảng 10.000$ (tương đương với 230 triệu đồng).
Trong khi đó, không thể kể đến các trang phục mặc ban đêm, giá của nó là vô cùng đắt đỏ. Thậm chí, giá cho một chiếc Haute Couture có thể tặng vài triệu bảng Anh nếu được may mặc từ những loại vải quý hiếm hay những chất liệu có giá trị.
Quá trình sản xuất tuy không cần sự thông minh, nhưng lại cần tính công phu và tỉ mỉ bởi những họa tiết hoàn toàn được đính kết bằng tay. Mỗi tác phẩm nghệ thuật chính là bản ngã của người sáng tạo và người mặc chúng.
Do cần sự tỉ mỉ, chăm chút và hoàn toàn làm bằng thủ công, nên mỗi bộ thiết kế có thể mất từ vài tuần, thậm chí là vài tháng mới có thể hoàn thành. Vì thế mà sự chờ đợi từ mọi người đều vô cùng xứng đáng, khi trên tay nhận đến những bộ trang phục cao cấp, sang trọng và cực kỳ tinh tế.
Kết luận
Ở Việt Nam, đôi khi chữ Haute Couture được sử dụng một cách bừa bãi. Nhưng bản chất, chỉ có các thành viên chính thức mới được gọi là couturier. Dù những trang phục khác được làm một cách cầu kỳ, nhưng đó cũng chỉ là những mẫu thiết kế bình thường. Nếu có điều kiện, bạn hãy sắm những chiếc Haute tại các tuần lễ thời trang để trải nghiệm nhé.