Mối quan hệ toxic mà khiến nhiều cặp đôi đau khổ và làm tổn thương lẫn nhau. Mối quan hệ độc hại này có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ tinh thần và cuộc sống của cả hai bên. Vậy mối quan hệ toxic là gì? Dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong mối quan độc hại? Cùng tìm hiểu qua bài viết của mình dưới đây!
Mối quan hệ toxic là gì?
Mối quan hệ toxic còn được gọi là mối quan hệ độc hại, là khi cả hai bên đều mang những cảm xúc tiêu cực và làm tổn thương lẫn nhau. Trong một mối quan hệ độc hại, bạn cảm thấy không được hỗ trợ, bị hiểu lầm, bị hạ thấp hoặc bị tấn công. Ở mức độ cơ bản, mối quan hệ độc hại khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, buồn bã và kiệt sức khi dành thời gian cho đối phương.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Toxic friends – 5 kiểu bạn độc hại bạn nên tránh xa
- Môi trường làm việc toxic ảnh hưởng đến bạn như thế nào?
- Toxic trong game là gì? Biểu hiện của những người chơi toxic
Mặc dù có thể mối quan hệ không còn thú vị nữa, bạn vẫn yêu đối tác của mình. Vì lý do nào đó, bạn và đối phương dường như không thể ngừng tranh cãi về những vấn đề nhỏ trong cuộc sống.
Mối quan hệ độc hại có thể xảy ra trong bất kỳ bối cảnh nào, ở bất kỳ mối quan hệ nào: mối quan hệ yêu đương, bạn bè hay giữa các thành viên trong gia đình.
Dấu hiệu mối quan hệ toxic là gì?
Bạn có thể nhận biết một số biểu hiện của mối quan hệ độc hại như:
Cảm thấy không được hỗ trợ
Các mối quan hệ lành mạnh là khi cả hai đều tiến bộ, thấy hạnh phúc khi người kia thành công trên lĩnh vực của họ. Ngược lại, mọi thứ trở nên độc hại khi mọi thành tích đều trở thành một cuộc cạnh tranh.
Thể hiện rõ hơn khi hai người ở bên nhau, nhưng lại không còn mang lại cảm giác tích cực hay động lực phấn đấu phát triển. Bạn không cảm thấy được hỗ trợ hoặc khuyến khích khi bạn gặp khó khăn hay trong công việc. Thay vào đó, bạn luôn cảm thấy rằng nhu cầu, sở thích và sự thành công của bạn không quan trọng, rằng họ chỉ quan tâm đến những gì họ muốn.
Giao tiếp thiếu tôn trọng đối phương
Thông thường, bạn có thể nhận ra mối quan hệ toxic qua cách họ giao tiếp với bạn và những người khác. Nếu như trong cuộc nói chuyện giữa nhau thiếu đi sự tôn trọng, thay vào đó là những câu nói chứa đầy mỉa mai, chỉ trích, đồng thời che đậy điều đó bằng cách nói rằng họ ‘chỉ nói đùa’, thì đây là một dấu hiệu rõ ràng của một mối quan hệ độc hại. Ngoài ra, một số biểu hiện khác trong giao tiếp như:
La hét
Sử dụng ngôn từ gây tổn thương người khác
Ném hoặc làm vỡ đồ vật xung quanh
Sử dụng cơ thể của bạn để đe dọa thể xác hoặc cưỡng bức
Sự im lặng độc hại
Lắng nghe để phản hồi thay vì lắng nghe để thấu hiểu bạn
Nói một cách cụ thể, mối quan hệ độc hại là khi ai đó đang thao túng tâm lý đối phương. Họ thường đổ lỗi cho bạn khi mọi điều tiêu cực xảy ra, không bao giờ chấp nhận lỗi của bản thân. Họ cũng có thể nói dối, khiến bạn bối rối và khiến bạn nghi ngờ về sự tỉnh táo của mình.
Bạn cũng có thể quan sát cách họ đối xử với người khác, đặc biệt là với những người họ không quen biết. Ví dụ như đối với người phục vụ tại nhà hàng hoặc gây gổ với người chen lấn khi xếp hàng.
Ghen tuông hay đố kỵ
Mối quan hệ toxic trong tình yêu là gì? Ghen tuông là cảm xúc hoàn toàn tự nhiên của con người. Tuy nhiên khi liên tục nghi ngờ và không tin tưởng có thể nhanh chóng làm xói mòn mối quan hệ của bạn.
Hành vi kiểm soát
Khi đối phương có nhu cầu kiểm soát một người khác trong một mối quan hệ, những hành vi điều khiển này ảnh hưởng đến tài chính, thời gian và các mối quan hệ khác của bạn.
Có thể bạn quan tâm:
- Mẫu nail đơn giản sang trọng – Tiêu chí phái đẹp theo đuổi
- Red flag là gì? Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm dành cho bạn
Các dấu hiệu khác của hành vi kiểm soát người khác như:
Nói cho bạn biết điều gì là đúng
Đe doạ
Họ cần biết tất cả mọi thứ bạn làm và những người bạn đang ở cùng
Cố gắng quản lý tài chính của bạn
Tách bạn với những người thân yêu khác hoặc họ luôn có mặt khi bạn ở bên người khác
Xâm phạm sự riêng tư như yêu cầu quyền truy cập vào các thiết bị cá nhân như tài khoản điện thoại, email, facebook,…
Một mối quan hệ toxic thường sẽ xảy ra việc đối phương có thể luôn muốn mọi thứ diễn ra theo cách của họ, thậm chí là muốn bạn dành tất cả thời gian rảnh cho họ. Điều này có thể khiến bạn bị cô lập với bạn bè và gia đình, đồng thời tước đi sự riêng tư và độc lập của bạn. Bạn không còn thời gian cho các hoạt động bạn yêu thích mà bạn vẫn hay làm trước đây.
Thường xuyên nói dối
Lời nói dối dù là nhỏ tới đâu cũng sẽ làm mất sự tin tưởng và uy tín theo thời gian. Khi đối phương nói dối bạn, điều đó cho thấy họ không tôn trọng bạn.
Mất cân bằng giữa cho và nhận
Nếu trong mối quan hệ toxic, bạn luôn là người cố gắng làm đối phương hài lòng và phớt lờ nhu cầu của chính mình, thì đó có thể là một dấu hiệu của mối quan hệ độc hại.
Quan tâm đến đối tác là việc nên làm, nhưng nếu bạn thấy mình thường xuyên nói không với bản thân, để nói có với họ, bạn nên cân nhắc đặt ra một số ranh giới. Lúc này nếu họ bác bỏ, coi thường hoặc cố gắng chạm tới ranh giới của bạn thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một mối quan hệ không lành mạnh.
Một số dấu hiệu của mối quan hệ toxic như:
Luôn là người đầu tiên nhắn tin
Khoảng cách dài giữa gửi tin nhắn và nhận phản hồi
Các cuộc trò chuyện bị ngắt quãng
Nhận thấy bản thân luôn yêu cầu đối tác của bạn thay đổi hành vi của họ.
Sự phân công làm việc nhà, những đóng góp và trách nhiệm vào mối quan hệ hoặc trong gia đình.
Trên đây mình đã mang tới những đặc điểm của mối quan hệ toxic. Mong rằng nếu bạn rơi vào những mối quan hệ như thế này thì bạn có thể biết cách để cải thiện chúng nhé.